Lời khuyên từ các cuộc hẹn

Lời khuyên từ các cuộc hẹn

Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn muốn STARTUP về nghệ thuật. Thấu hiểu cách làm, thấu hiểu lối đi, thấu hiểu và tìm ra giấc mơ của chính mình. Ai cũng có giấc mơ làm giàu, làm điều mình thích, đam mê. Nhưng ai có khả năng kiên trì, chịu khổ, cố gắng để thực thi nó? Bài viết này sẽ giúp đỡ các bạn trả lời những câu hỏi đó.

 
1. Quản lý trung tâm nghệ thuật
  • Đây là một cô gái sinh năm 1997, vừa tốt nghiệp đại học. Dáng người nhỏ nhắn, xinh xắn, nhưng ẩn sau đôi mắt ấy là cả một kho tàng kiến thức, kinh nghiệm và sự trải nghiệm. Sinh ra trong một gia đình 7 anh chị em trong đó em út là con trai. Gia đình khó khăn từ nhỏ nên việc đi học đại học với cô ấy là không thể vì gia đình không thể nuôi được. Nếu ở quê như bạn bè cùng trang lứa thì cô ấy sẽ đi làm đồng, làm nương - Nhưng không chấp nhận trước số phận. Cô ấy vẫn khát khao cho mình một hướng đi. 

  • Cô ấy lên Hà Nội với sự bỡ ngỡ của một cô gái nông thôn lên thành phố. Mọi thứ đều lạ lẫm. Ngày đầu cô ấy lên đại học, bố cô đưa cô lên một lần. Và suốt 4 năm đại học đó không lần nào bố cô lên thăm cô nữa. Cô bắt đầu tìm cho mình một công việc để trang trải tiền ăn, tiền nhà, tiền học. Những công việc ấy đó là từ chạy bàn cafe, bán quần áo, phát tờ rơi... sau đó cô ấy chọn cho mình một điểm dừng chân đó là làm nhân viên cho một trung tâm nghệ thuật. 

  • Cô bắt đầu công việc vào đầu năm 2 của đại học. Và mức lương đầu tiên cô ấy nhận được là 2 triệu đồng. Công việc của cô ấy ban đầu đó là các anh chị sai gì thì làm đó. Nhưng rồi 3 năm sau, cô ấy đã trở thành quản lý của 6 trung tâm nghệ thuật trên khắp Hà Nội. Dường như cô ấy không giống với những cô gái sinh năm 1997 cùng trang lứa. Cô ấy là một người đáng để mọi người học hỏi về sức mạnh của con người

  • Mô hình công ty:

  • 6 cơ sở trên Hà Nội

  • Đầu tư ban đầu: Mỗi cơ sở khoảng 100 - 150 triệu.

  • Nhân viên: Mỗi cơ sở 3 nhân viên =>18 nhân viên thường trực. 1 giám đốc, 1 phó giám đốc, một người quản lý. Tổng cộng có 21 người.

  • Tuyển nhân viên: Nhân viên đa số là các sinh viên làm việc theo ca. Cô ấy cũng chia sẻ rằng nhân viên ở đây đều là sinh viên nên đều không có bất kì một kỹ năng nào. Và cách làm ở đây là chính giám đốc đã đưa ra lộ trình đào tạo nhân viên, chính giám đốc cũng là người đào tạo trực tiếp cho nhân viên. Giám đốc đưa ra các chiến lược và đào tạo từ cách tiếp cận khách hàng, chăm sóc khách hàng cho tới các mảng kỹ thuật về MKT như chạy quảng cáo, làm website,...

  • Cách tuyển nhân viên: Giám đốc ưu tiên các sinh viên năng động, cầu tiến, ham học hỏi. Thương tuyển tại các trường đại học có sinh viên chuyên ngành MKT.

  • Họp giao ban: 1 tuần 1 lần với thành viên chủ chốt. 2 tuần một lần với toàn công ty. Cô chia sẻ: “Sếp em vui tình lắm, họp hành gì đâu, toàn như đi chơi. Sau đó sếp phổ biến rồi chúng em về làm theo thôi, sếp lắng nghe những ý kiến ngây thơ của chúng em, cũng chẳng bao giờ thấy mắng chúng em cả”.

  • Mức lương: Mức lương tối thiểu cho nhân viên là 2 triệu & doanh số. Tôi mới hỏi rằng: “Vì sao rẻ thế thì làm sao tìm được các bạn sinh viên tốt và gắn bó?” Cô ấy trả lời: “Sếp tạo cho chúng em môi trường tốt, tạo cho chúng em các giá trị về tri thức đúng những gì chúng em đang học trên trường. Em nghĩ người mà có năng lực thì đôi khi người ta không coi tiền là tất cả. Nếu có một nơi để học tập rèn luyện, vui vẻ mà còn có tiền chi tiêu thêm thì rất nhiều bạn sinh viên có năng lực, cầu tiến sẽ làm.” Tôi hỏi thêm về mức lương của cô ấy. Cô ấy cũng không dấu cười đáp: “Cũng gần gấp 10 lần ngày em mới đi làm anh ạ”. Tôi lại hỏi: “Vậy sau khi làm ở đây em có định đi đâu làm nữa không? Cô ấy suy tư và đáp: Có lẽ em sẽ vào Sài Gòn anh ạ. Em muốn trải nghiệm và thử sức thêm nhiều điều nữa. Nhưng trước mắt kế hoạch của em là sẽ gắn bó với trung tâm từ 3 -5 năm tới. Vì ở sếp em nợ nhiều thứ và cũng còn nhiều điều phải học hỏi”

=> Tôi nhận ra rằng người giám đốc của cô gái này thực sự có bàn tay nuôi người, nhìn người. Đào tạo nhân viên từ khi người ta một chữ bẻ đôi không biết. Cho tới khi cô ấy đã khá cứng trong nghề nhưng vẫn ở lại với công ty. Nợ ở đây tôi đoán có lẽ là nợ về tình cảm, ân tình. Cô ấy khó khăn như vậy chắc chắn người giám đốc này đã giúp đỡ cô ấy rất nhiều về mặt học thuật cũng như tài chính.

  • Các cơ sở mức thuê dao động từ 10 - 15 triệu 1 tháng, thường trong các nơi không phải mặt đường. Diện tích từ 60 -100m2

  • Một khóa học: 8 buổi/tháng/550k. Cô ấy nhận xét rằng. 550k là số tiền rất nhiều người sẵn sàng chi cho một khóa học. Từ sinh viên cho tới người đi làm

  • Một lớp học sẽ dao động từ 10 -20 học viên

  • Lương giảng viên: 200 - 250k/buổi => Tôi thấy mức giá này sẽ có lãi cho trung tâm.

  • Tuyển giảng viên: Ưu tiên người truyền cảm hứng cho người học, phong cách nói năng nhiệt huyết, có tinh thần tốt. Những người chuyên môn cao thường kiêu, hoặc có cách dạy khiến nhân viên sale khó chốt được lần học tiếp theo.

  • Chạy quảng cáo: Công ty gồm có website, youtube & facebook, tik tok. Tất cả 3 kênh này đều do tự giám đốc đào tạo nhân viên cách làm và không thuê agency trừ các mục cần thiết như thiết kế web, logo,...

  • Web: Nhân viên tự viết bài chuyển SEO dựa vào các kiến thức được giám đốc đào tạo và theo mẫu giám đốc đưa cho. Cô chia sẻ: “ Với web thì chúng em không chạy google ad vì chúng em tập trung chủ yếu trên fb. Cái thứ 2 là web nó mang tính truyền thống. Sếp em bảo hiện nay phải chơi facebook & tik tok”

  • Youtube: Nhân viên tự quay các video các buổi học, các bài trả bài của học sinh, các bài phỏng vấn học sinh, phỏng vấn giáo viên chia sẻ về lớp học (reviews)

  • Chi phí chạy ad FB: 40 - 60 triệu/ tháng. Facebook tự chạy từ 0 like lên. Mời bạn bè, tìm trong các group yêu nhảy. Bên em không mua page vì tệp khách hàng của page đó sẽ không đúng target của bên em. 

  • Tik tok: Đây là mảnh đất màu mỡ của chúng em. Vì trên tik tok toàn là nhảy. Chúng em làm bằng điện thoại và quay giảng viên cũng như những lớp sexy dance. Được lượng tương tác rất tốt mà không cần chạy quảng cáo. Nhiều khi học viên về còn tự quay hoặc xin video tik tok của chúng em để về tự đăng.

  • Mô hình quản lý học sinh: Mỗi lớp học sẽ có một group riêng theo từng ca học. Ai học sẽ được add vào đó. Nhiệm vụ của group là thông báo lịch học, đăng các video bài tập về nhà cho học viên. Sau khi học viên thôi không học nữa vẫn để học viên trong group đó => Điều này khiến học viên luôn được tương tác khắc vào trong trí nhớ về lớp học ngay kể cả khi đã thôi học.

  • Mô hình nhân viên: Có ban truyền thông, ban chuyên môn & ban giám đốc quản lý. Các ban làm việc theo mục đích riêng như ban giám đốc chỉ đạo, đào tạo. Ban truyền thông làm MKT và ban chuyên môn luôn theo dõi học viên, giảng viên sao cho các học viên có tinh thần tốt, tiếp thu tốt để sale(nằm trong ban truyền thông) có thể chốt đơn tốt ở lần tiếp theo. Các học viên cũ được giảm giá khi đăng ký khóa tiếp theo.

  • Tôi mải mê nói chuyện mà quên cả thời gian. Cuộc gặp nói chuyện 3 tiếng đồng hồ và tôi ghi được 5 trang A4. Tôi thấy mình còn nhỏ bé, tôi lắng nghe cô ấy nói. Và may mắn cho tôi là cô ấy chia sẻ rất thật. Tôi hỏi: “ Vì sao em lại chia sẻ hết cho anh thế” Cô ấy nói rằng: “Cách đây 2 năm em có gặp anh, lúc đó việc của em là quan sát học viên. Em quan sát anh rất kỹ. Bây giờ thì em thấy anh khác trước rất nhiều, và em cũng cũng rất tin tưởng anh” 

  • Chúng tôi tạm biệt nhau và ra về. Chắc hẳn rằng tôi sẽ phải gặp cô gái này nhiều lần nữa. Và hi vọng cô ấy cũng sẽ vẫn chân thật với tôi như buổi gặp đầu tiên.

Ngày xưa tôi cũng đi nhảy, đi thi đấu. Qua quá trình luyện tập bền bỉ mới có được một chút kiến thức về nhảy.

Đấy là nhảy thôi. Còn muốn thành công to hay thành công nhỏ trong sự nghiệp, bạn cần cố gắng gấp vạn lần như vậy nữa.

2. Chủ trung tâm nghệ thuật nhỏ

 

  • Cô này sinh năm 1992, ngoại hình ở mức trung bình, gia đình kinh tế ở mức trung bình. Cô là một giảng viên Piano được đào tạo cấp đại học. Sau khi cô học xong cô trở về quê để giảng dạy nhưng cuối cùng cô lại chọn Hà Nội để lập nghiệp. Điều khiến cô ấy thành công là một năng lượng, nhiệt huyết tràn đầy với những điều cô ấy làm. Cô chia sẻ: “Thầy ạ! Một năm trước em nằm ở trong nhà trọ, vừa ăn mì tôm vừa khóc. Em không thể thế này mãi được nữa. Em phải quyết tâm cố gắng. Nên em bây giờ cũng tốt hơn ngày xưa, một chút. Em vẫn phải học hỏi thầy nhiều, có gì thấy giúp đỡ em nhé.” Cô là học sinh của tôi vào cái ngày mà cô ấy nghèo nhất. Cô cũng đam mê âm nhạc giống như tôi vậy. Ngày đó cô đóng học phí cho tôi 5 triệu đồng và nói: “Cả nhà cả cửa em chỉ còn bằng này tiền thôi, thầy dạy giúp em nhưng bao giờ có tiền em lại trả thêm cho thầy” => Cô ấy là một người vô cùng khiêm tốn, nhún nhường, coi ai cũng giỏi hơn cô ấy, gặp ai cô ấy cũng giúp đỡ với một sự giúp đỡ giống như chúng ta chăm sóc bố mẹ hoặc con cái của mình vậy. Cô ấy cũng là một người vô cùng quyết đoán, sòng phẳng trong tiền bạc. Chính vì những lẽ ấy học sinh của cô ấy nói rằng. Nếu không học ở trung tâm của cô ấy thì có lẽ đã có lỗi với cô giáo quá nhiều. Nên họ vẫn đi, mưa gió họ cũng đi, cách trung tâm 20km họ cũng đi học

  • Mô hình hộ kinh doanh: Mình cô ấy tự đi học các khóa về Facebook, youtube, quản lý nhân sự,....

  • 3 cơ sở: 2 cơ sở truyền thống và 1 cơ sở online

  • Nhân viên: 6 người. 6 người đều là giảng viên kiêm quản lý học viên

  • 6 nhân viên được ở, sinh hoạt tại trung tâm (chung cư) 

  • 6 nhân viên trả tiền mỗi người một kiểu: Người đi làm full time trả cao >8 triệu, người đi làm partime thì trả 6 triệu kèm doanh số. Trả lương cứng, không trả theo từng buổi.

  • Điểm chung là họ đều ở cùng nhau, sinh hoạt cùng nhau mỗi ngày. Và các nhân viên ở đây cũng làm vì cảm thấy người giám đốc của mình quá tốt. Giống như họ đang nợ ân tình của cô gái này vậy

  • Cô chia sẻ: 1 ngày lãi thấp nhất cũng được 2 triệu thầy ạ. Còn chưa kể họ có tiền “boa” cho em rất nhiều. Học có mấy trăm nghìn một buổi mà có khi người ta cho em cả chục triệu. 

  • Ở đây có 9 trung tâm đang cạnh tranh với em. Nhưng cơ sở của em thì chưa ngày nào là thiếu vắng học sinh.

  • Giá: 170k/buổi/học sinh. 

  • Thu tiền theo khóa 3 tháng, 6 tháng, 1 năm

  • Những lớp 1 năm sẽ do chính cô ấy dạy. Cam kết đầu ra.

  • Tôi chẳng ghi chép gì cả vì đơn giản đó là buổi gặp mặt giữa 2 thầy trò. Tôi lấy cớ rằng tôi cảm ơn cô ấy vì nhờ thấy sự cố gắng của cô ấy tôi cũng học theo và có ngày hôm nay. Cô ấy thì chẳng bao giờ hơn thua ai điều gì. Cứ tự nhận mình kém rồi xuề xòa mọi thứ. Tôi cảm nhận đó không phải là làm màu hay xã giao. Mà đó chính là bản chất, năng lực thực của cô ấy.

  • Tôi cứ ngồi mải mê tâm sự, ngồi uống bia với cả anh chồng cô ấy. Bắt chuyện cũng những nhân viên của cô ấy trong bữa cơm hôm đó. Họ rất quý trọng cô ấy và họ không phải nhân viên và giám đốc. Họ là một gia đình.

Quản trị bằng tình thương. 

Ai mà không thương người, không có nội tâm yêu thương thì làm vào mắt!

 

3. Kết luận

  • Các ông giám đốc chẳng dạy chúng ta điều gì? Chẳng chỉ ta phải làm thế nào? Họ chỉ khuyên vài câu chung chung, nên cuộc nói chuyện sẽ không chi tiết. Họ cần ta tự làm tự mày mò. Tới khi gặp khúc mắc họ lại chỉ ta tiếp. Gặp những người nhân viên họ là những người thực sự có kinh nghiệm. Họ nói về những ví dụ đầy thực tiễn. Những khó khăn gặp phải và những cách giải quyết mà ta chẳng thể tìm trong bất kì cuốn sách nào. 

Theo Đức Beat

 

Bài viết mới nhất

(Phần đặc biệt )Tạo không gian trong sản xuất âm nhạc

(Phần đặc biệt )Tạo không gian trong sản xuất âm nhạc

05-05-2021

1. Volume (Âm lượng)
Bạn hãy tưởng tượng một cách đơn giản thôi. Nếu một người gọi bạn từ xa:"Anh Đức Beat ơiiii. Em yêu anhhhhhh"(hơi ảo tưởng tí). Thì âm lượng sẽ nhỏ. Bạn nghe thấy không rõ lắm và không tin vào tai mình:"Em nói cái gì theeeee". Cô gái càng tiến lại gần và nói:" Em nói là em yêu anh đấyyyyy". Thì bạn sẽ nghe thấy âm lượng lớn hơn.

Hiệu ứng (phần 2) Delay và một số hiệu ứng đặc biệt trong sản xuất âm nhạc

Hiệu ứng (phần 2) Delay và một số hiệu ứng đặc biệt trong sản xuất âm nhạc

04-05-2021

Có lẽ nhiều anh em đã nghe từ delay ở đâu đó. Ví dụ như trong một chuyến bay bị delay. Hay một cái deadline công việc nào đó. Tuy nhiên trong âm nhạc hay sản xuất âm nhạc thì bản chất của delay nó lại có những điều rất khác. Điều khác biệt đó là gì? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé?
Vậy Delay là gì?

HIệu ứng (Phần 1) Reverb là gì?

HIệu ứng (Phần 1) Reverb là gì?

03-05-2021

Trước khi sáng tạo bạn cần hiểu đơn giản về Reverb cái đã. Reverb không phải là vang. Nghe cứ như rượu vang ấy nhỉ. Hehe. Đã bao giờ bạn nghĩ về ý đồ của mình trong bản mix chưa? Nếu chưa hoặc có ý đồ mà làm chưa ra. Thì bạn cần nắm rõ về Reverb nhé. Vậy Reverb là gì?