Công thức Compressor hiệu quả trong sản xuất âm nhạc (Phần 5)

1. Compressor là gì?
Bạn hãy tưởng tượng bạn có một quả bóng bay chứa đầy không khí. Khi bạn bóp quả bóng bay vào thì quả bóng bay sẽ bị nén lại. Bạn nhả ra thì quả bóng bay ấy lại trở về hình thù ban đầu.
Vậy thì tay bạn chính là Comp và quả bóng bay chính là file âm thanh của bạn.
Vậy Comp là gì?
Compressor là một thiết bị xử lý tín hiệu tự động. Nói một cách chính xác thì đây là một thiết bị chỉnh âm lượng tự động, nếu âm lượng to vượt ngưỡng (threshold) thì tự giảm xuống. Trong trường hợp ta tăng âm lượng
của tín hiệu thì tín hiệu nhỏ sẽ được tăng lên mà tín hiệu to vượt ngưỡng sẽ không bị to quá. Do vậy âm thanh sẽ cân bằng hơn.
 
Các nhạc cụ có dải âm lượng rộng thường phải dùng nén như: Drums, Bass, Vocal. Tuy nhiên đối với Vocal ta sẽ nén ít hơn vì vocal cần thiết phải có dải âm lượng rộng mới diễn đạt hết các sắc thái của tác phẩm.
 
Compressor có hai công dụng: Nén tín hiệu và bảo vệ thiết bị như amply hay loa. Khi kết nối với hệ thống ta có thể đặt Compressor trước EQ. Nhưng nếu ta sử dụng Compressor để làm âm thanh biểu diễn trực tiếp thì có thể đặt sau EQ để bảo vệ cho loa.

Bạn có thể xem cách mình sử dụng Comp trong phần Master. Ở gần cuối video nhé các bạn
Threshold
Nó giống như 1 điều kiện bắt buộc vậy. Khi bạn đói thì bạn sẽ đi ăn, khi bạn khát bạn sẽ uống nước. Vậy thì threshold sẽ là khi bạn để ở ngưỡng bao nhiêu Db thì Comp bắt đầu hoạt động. 
Quay lại ví dụ quả bóng bay. Nếu ta quy định rằng quả bóng bay to vượt quá 5cm, thì bạn sẽ bóp nó vào. Vậy thì 5cm ấy chính là ngưỡng trong Thresold
Cách dùng: Bạn vặn dần threshold xuống. Thấy kim đồng hồ nhảy nghĩa là comp bắt đầu hoạt động. Bạn vặn xuống càng sâu thì kim càng nhảy mạnh.
Khái niệm theo sách vở:
Ngưỡng (threshold) là một mức độ hạn chế tín hiệu do mình tự đặt. Đó là điểm mà tín hiệu sẽ bị ảnh hưởng. Ở ngưỡng là 0 dB thì có nghĩa là chúng ta không nén gì cho tín hiệu âm thanh.
Ratio
Bạn chỉ cần hiểu đơn giản. Nếu bạn càng giỏi làm nhạc, phối khí, tạo beat thu âm. Thì bạn sẽ có nhiều khách hàng, mà bạn có nhiều khách hàng thì bạn sẽ rất bận, một khi bạn đã bận thì bạn sẽ tự giam mình trong 4 bức tường, mà khi bạn giam mình trong 4 bức tường để làm việc thì tỉ lệ bạn FA sẽ rất cao. Vậy thì làm nhạc càng giỏi thì tỉ lệ FA càng cao. (ví dụ vậy thôi)
Ứng sang ratio thì tỉ lệ càng lớn sẽ nén càng mạnh. 
Cách dụng: Bạn cứ thử các tỉ lệ. Sao cho nghe vừa tai. Chứ còn để hay và nghe ra sự thay đổi khi điều chỉnh ratio thì bạn sẽ mất kha khá thời gian đó. Còn các cách tính dưới đây thì bạn sẽ rất khó hiểu nếu không được học bài bản. 
Số lượng tín hiệu bị nén được xác định bằng tỷ lệ nén (Ratio). Chẳng hạn, với tỷ lệ 4:1 có nghĩa là khi tín hiệu đầu vào vượt ngưỡng là 4dB thì tín hiệu đầu ra chỉ còn vượt ngưỡng là 1 dB. Âm lượng vượt quá ngưỡng bị cắt đi là 3 dB. Nếu tỷ lệ ta vẫn đặt là 4:1, thì khi tín hiệu đầu vào vượt ngưỡng
8 dB, tín hiệu đầu ra chỉ còn 2 dB, âm lượng bị cắt đi là 6 dB. Để hiểu rõ hơn ta xem minh họa sau, với tỷ lệ nén là 4:1
Ngưỡng (Threshold) để là = −10 dB
Tín hiệu đầu vào (Input) là = −6 dB (vượt ngưỡng là 4 dB)
Tín hiệu đầu ra (Output) còn = −9 dB (chỉ 1 dB vượt ngưỡng)
Attack time 
Attack là chiến đấu trong một game mình chơi bắn đảo ngày xưa. Bạn hiểu đơn giản là khi bạn bóp quả bóng bay sẽ mất một khoảng thời gian nhất định. Và khoảng thời gian từ lúc bóp cho tới lúc bạn ngừng bóp là AT time. 
Attack time  là thời gian tín hiệu bị nén nhanh hay chậm, khi tín hiệu đến ngưỡng. Nếu thời gian Attack để là 5 mili giây thì sau khi tín hiệu vượt ngưỡng 5 mili giây thì Compressor bắt đầu nén. Do vậy âm thanh sẽ lên to
đầu tiên, rồi sau đó bị nén ngay xuống sau đó 5 mili giây. Lưu ý khi đặt thông số này cho hát, nếu thời gian Attack nhanh quá có thể hát sẽ không rõ lời, nếu để chậm vừa thì những âm tiết đầu sẽ được nổi bật hơn.
Release time khi bạn bắt đầu bạn bóp xong quả bóng bay. Bạn bắt đầu nhả quả bóng bay ra, đó chính là RL time. 
Release time là thời gian nhanh hay chậm khi tín hiệu bị nén hạ xuống. Trong một số compressor thì thời gian attack và release có thể chỉnh được, nhưng trong một số Compressor lại được tự động và không thể điều chỉnh được. Khi chúng ở chế độ tự động thì sẽ tùy thuộc vào tín hiệu đầu vào.
Nén Hard Knee và Soft Knee
Bạn tưởng tượng khi bạn bóp quả bóng bay. Bạn sẽ có nhiều thế bóp khác nhau. Bạn bóp gập hẳn tay xuống hay bạn vừa ngửa cổ tay vừa bóp với cùng 1 lực như nhau. Sẽ cho những hình dạng quả bóng bay khác nhau. 
Một số Compressor cho phép ta chọn hard knee hay soft knee. Nút này cho phép ta thay đổi hình dạng của góc tín hiệu nén (xem hình trên). Soft knee tăng dần tỉ lệ nén (ratio) khi tín hiệu tăng cao cho đến khi tới tỷ lệ nén đã được đặt trước. Nếu ta dùng một compressor bình thường, sẽ không có gì xảy ra khi tín hiệu ở dưới ngưỡng, và khi tín hiệu vượt ngưỡng thì compressor sẽ hoạt động và cắt đi các phần vượt ngưỡng. Chẳn g hạn ta dùng tỉ lệ RATIO là 4:1 thì khi tín hiệu vượt ngưỡng cứ mỗi 4 db tín hiệu đầu vào, compressor sẽ chỉ cho phép 1db vượt ngưỡng. Với Compressor có chức năng nén Hard Knee, thì mức độ tín hiệu bị nén đầy đủ, ngay khi tín hiệu bắt đầu vượt ngưỡng.
Soft Knee thì làm việc theo nguyên lý khác, nó nén tín hiệu dần dần khi tín hiệu bắt đầu vượt ngưỡng. Khi tín hiệu đầu vào trong khoảng 10 dB cách ngưỡng thì compressor bắt đầu nén từ từ với một tỉ lệ thấp, sau đó nó dần tăng lên khi tín hiệu đầu vào tới dần ngưỡng, và khi tín hiệu thực sụ chạm đến ngưỡng thì compressor sẽ nén đầy đủ theo như tỉ lệ đã đặt.
Soft Knee giảm đi những thay đổi có thể nhận biết được từ khi tín hiệu chưa bị nén đến khi bị nén, đặc biệt ở những tỷ lệ nén cao, nơi mà sự thay đổi tổng thể dễ dạng nhận thấy được. Soft knee không nén theo kiểu đợi tín hiệu lên đến ngưỡng và bất thình lình nén đầy đủ theo một tỉ lệ đã đặt mà nó nén tín hiệu một cách từ từ, do vậy âm thanh sẽ mềm hơn và thích hợp khi ta mix tổng thể hoặc những khi âm thanh mềm mại.
Ta dùng Compressor để khống chế cường độ tín hiệu đầu vào, trong trường hợp muốn tín hiệu khi thu được nhỏ và tối ưu hơn tín hiệu đầu vào. Ngoài ra còn dùng để tối ưu tín hiệu đầu ra và tăng cường tính cách của nhạc cụ. Khi tín hiệu đã có vài hiệu ứng Effect rồi thì ta nên để ngưỡng thấp và tỉ lệ nén thấp để cho tín hiệu không bị nén nhiều quá. Để làm mềm tiếng của trống Snare ta dùng thời gian attack nhanh và thời gian release nhanh vừa và kết hợp với ngưỡng để cao. Để nhấn mạnh vào lực gõ trống snare ta sẽ chọn thời gian attack chậm hơn để tránh ảnh hưởng đến tín hiệu ban đầu.
Cũng nên nhớ là compressor có thể dùng để làm nổi bật những đoạn nhạc có cường độ nhẹ, đẩy âm thanh đã nén nổi lên phía trước. Từ đó những âm thanh trầm sẽ bị kéo lùi về sau và những đoạn nhạc tín hiệu yếu sẽ được
tăng cường. Compressor và Limiter giống nhau, đều là một thi ết bị sử lý tín hiệu tự động, chỉ khác ở chỗ mức độ ảnh hưởng đối với phần tín hiệu vượt qua ngưỡng. Compressor thì hoạt động như một thiết bị điều chỉnh âm lượng một cách mềm mại và và không ảnh hưởng nhiều đến quá trình xử lý audio, nhưng Limiter thì can thiệp vào quá trình sử lý tín hiệu nhiều hơn, giảm âm lượng của tín hiệu rõ rệt khi tín hiệu vượt ngưỡng.
Stereo Link
Nút chuyển "Stereo Link" Trên compressor cho phép hai kênh của thiêt bị có thể gắn kết với nhau để xử lý tín hiệu stereo. Ta hãy tưởng tượng là không có chức năng này thì sao? Nếu tín hiệu bên trái to hơn chẳng hạn, tín hiệu đó sẽ bị nén nhiều hơn và ảnh hưởng đến tín hiệu stereo trong khi tín hiệu bên phải lại không được xử lý... Tóm lại chức năng Link ép hai kênh làm việc cùng nhau dựa trên tỉ lệ trung bình của hai kênh tín hiệu. Mỗi nhà sản xuất có một cách thức khác nhau, có thể cách chỉnh và hiệu quả âm thanh sẽ khác nhau.
Tóm lại các nút chỉnh của Compressor là:
 
INPUT: Âm lượng của tín hiệu đầu vào.
 
THRESHOLD: Ngưỡng để đặt độ cao của tín hiệu sao cho tín hiệu đến đó sẽ bị nén.
 
RATIO: Là tín hiệu vượt ngưỡng bị nén nhiều như thế nào trên tỷ lệ bằng dB.
 
ATTACK: Là thời gian tín hiệu bị nén nhanh hay chậm, khi tín hiệu đến ngưỡng.
 
DECAY: Là thời gian compressor có hiệu lực khi tín hiệu đầu vào rớt xuống dưới ngưỡng.
 
LINK: Để kết nối cân bằng với nhau hai bên tín hiệu stereo.
 
OUTPUT hay MAKE UP GAIN: Đặt mức độ tín hiệu đầu ra. Là chức năng nâng toàn bộ tìn hiệu sau khi xử lý lên để bù lại những tín hiệu đã bị nén. Nó là nút chỉnh mức âm lượng đầu ra.
2. Một số mẹo sử dụng Compressor cơ bản:
Âm thanh cục súc: ATTACK dài, Release ngắn
Âm thanh cụt lủn: ATTACK ngắn, Release dài.
Âm thanh nhỏ về sau: ATTACK dài, Release dài
Âm thanh Tù ở đầu, sắc ở sau: ATTACK ngắn, Release ngắn. 
Bạn có thể học ngay về Mix & Master trong khóa học này của mình nhé. https://ducbeatmusic.com/khoa-hoc-online/level-2-tao-beat-mix-master-5.html
Ngoài ra nếu bạn chưa có điều kiện học thì có thể vào nhóm để trao đổi cùng mọi người nhé. https://www.facebook.com/groups/ducbeatmusic
Theo Đức Beat

Bài viết mới nhất

(Phần đặc biệt )Tạo không gian trong sản xuất âm nhạc

(Phần đặc biệt )Tạo không gian trong sản xuất âm nhạc

05-05-2021

1. Volume (Âm lượng)
Bạn hãy tưởng tượng một cách đơn giản thôi. Nếu một người gọi bạn từ xa:"Anh Đức Beat ơiiii. Em yêu anhhhhhh"(hơi ảo tưởng tí). Thì âm lượng sẽ nhỏ. Bạn nghe thấy không rõ lắm và không tin vào tai mình:"Em nói cái gì theeeee". Cô gái càng tiến lại gần và nói:" Em nói là em yêu anh đấyyyyy". Thì bạn sẽ nghe thấy âm lượng lớn hơn.

Hiệu ứng (phần 2) Delay và một số hiệu ứng đặc biệt trong sản xuất âm nhạc

Hiệu ứng (phần 2) Delay và một số hiệu ứng đặc biệt trong sản xuất âm nhạc

04-05-2021

Có lẽ nhiều anh em đã nghe từ delay ở đâu đó. Ví dụ như trong một chuyến bay bị delay. Hay một cái deadline công việc nào đó. Tuy nhiên trong âm nhạc hay sản xuất âm nhạc thì bản chất của delay nó lại có những điều rất khác. Điều khác biệt đó là gì? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé?
Vậy Delay là gì?

HIệu ứng (Phần 1) Reverb là gì?

HIệu ứng (Phần 1) Reverb là gì?

03-05-2021

Trước khi sáng tạo bạn cần hiểu đơn giản về Reverb cái đã. Reverb không phải là vang. Nghe cứ như rượu vang ấy nhỉ. Hehe. Đã bao giờ bạn nghĩ về ý đồ của mình trong bản mix chưa? Nếu chưa hoặc có ý đồ mà làm chưa ra. Thì bạn cần nắm rõ về Reverb nhé. Vậy Reverb là gì?