THỜI GIAN VÀ CẢM XÚC - Hãy bắt đầu ngay trước khi quá muộn.

THỜI GIAN VÀ CẢM XÚC
Hãy bắt đầu ngay trước khi quá muộn. 


Một ngày nào đó, tôi - bạn, tất cả mọi người đều "xanh cỏ". Chẳng ai đang có cuộc sống tươi vui lại nghĩ tới một ngày chúng ta không còn tồn tại nữa. Ấy thế nhưng mà chúng ta cần nhìn thẳng vào sự thật. Thời gian là hữu hạn dẫn tới cảm xúc cũng hữu hạn. Tới ngày chúng ta đều "xanh cỏ", lúc đó ta mới hối tiếc những việc ta chưa làm, những đam mê còn dang dở. Khi đó mới nói: "Biết thế thì mình đã....". Vậy làm sao để có một cuộc đời trọn vẹn, một cuộc sống ý nghĩa? Hãy cùng khám phá những trải nghiệm của mình nhé!.
1. Hối tiếc về tình thương.
- Chắc hẳn bạn đã từng mất người thân. Khi đó bạn rất đau buồn. Vậy tại sao bạn lại buồn? 
Vì người đó rất thân với mình, cùng mình làm nhiều thứ, giúp đỡ mình rất nhiều mà không mong nhận lại điều gì. Đó là tình thương. Và khi người đó mất đi, bạn không còn tình thương đó nữa, bạn buồn. Bạn không được gặp họ nữa, bạn tiếc nuối. Nhưng hãy nhớ rằng thời gian là hữu hạn. Các bạn phải biết rằng một ngày rồi ai cũng ra đi. Vậy nếu bạn yêu quý người đó, hãy dành thời gian thật nhiều ở bên người đó, quan tâm, chăm sóc người đó, luôn bên cạnh và trải nghiệm những điều thú vị, những cung bậc cảm xúc mới. Tới ngày ra đi, chúng ta cũng không còn hối tiếc nữa. Khi đó ta vẫn buồn nhưng hạnh phúc vì họ đã có một cuộc sống trọn vẹn và vẻ vang.

Hãy trân trọng những gì bạn đang có, người đang ở bên bạn.


2. Hối tiếc về sự nghiệp.
- Có nhiều bạn mình kêu với mình rằng công việc hiện tại rất áp lực, rất khổ sở, rất mệt mỏi. Mình hỏi họ thích làm nghề gì? Người thì nói thích xe phân khối lớn, người thì thích mở spa làm tóc, làm móng, người thì thích âm nhạc,... Rồi mình hỏi tại sao không theo đam mê mà lại đi làm nghề khác? Họ luôn trả lời rằng thích lắm, NHƯNG,... từ nhưng ở đây có rất nhiều lý do. Vì hoàn cảnh gia đình, vì định hướng sai từ đầu, vì không dám bỏ nghề đang làm ổn định, vì công việc tuy mệt nhưng đồng lương đủ chi tiêu,.... 
Những sự sợ hãi đó là chính xác và mình không có phản đối gì. Nhưng mình nói với họ rằng. Rồi 20, 30 năm nữa nếu ta vẫn sợ thì lúc đó ta vẫn nói rằng ta áp lực, ta khổ sở, ta mệt mỏi ư? Ta cần có cách giải quyết. Vấn đề là bạn có dám làm và nỗ lực hết mình để thực hiện nó hay không?
Ví dụ 1: Làm ngân hàng nhưng thích mở spa làm đẹp. Chẳng ai bắt bạn bỏ bank cả. Bỏ mà mở spa ngay là kiểu gì cũng phá sản hoặc dặt dẹo. Cũng chẳng ai bắt bạn phải cố gắng quá nhiều. Một tuần bạn có thể dành ra 1 buổi để đi học làm spa, học làm móng học quy trình làm tóc, hoặc đi cắt tóc ở các spa để học hỏi kinh nghiệm. Bạn có chịu hi sinh một ngày nghỉ cuối tuần đề làm những việc đó không? Nếu có thì 1 năm thôi là bạn đã có 54 buổi học kinh nghiệm. Sang năm thứ 2 thứ 3 tiếp tục như vậy bạn sẽ hiểu nghề. Từ việc làm bank bạn tiết kiệm tiền sau đó có thể mở một spa theo đúng đam mê. Vấn đề bạn có chịu hi sinh thời gian & cảm xúc. Thời gian ấy bạn đi chơi xả stress, để lấy lại cảm xúc cho một tuần mới thêm áp lực?
Ví dụ 2: Bạn là dancer nhưng đam mê phân khối lớn? 
Thích lắm, bạn xem hết các mẫu xe này tới mẫu xe khác, ước mơ để mua được một chiếc xe thật đẹp, thật hoành tráng. Nhưng điều kiện bạn lại không cho phép, tiền bạn không có, vậy bạn phải làm thế nào? Chẳng ai bắt bạn bỏ nghề dancer cả, cũng chẳng ai bắt bạn cày ngày cày đêm để tích tiền mua xe cả. Tại sao bạn không đi một hướng khác? Thay vì bạn trở thành người sở hữu xe thì bạn có thể trở thành thợ sửa xe. Ngày nào bạn cũng được làm việc với xe phân khối lớn. Sửa xong bạn tha hồ mang đi chạy thử để test xe. Vấn đề là bạn có dám hi sinh thời gian và cảm xúc để học nó. Bỏ thời gian ra thấy khó quá. Thôi! Dẹp không làm nữa, không học nữa. Lúc đó cảm xúc khiến bạn chán nản, không kiên định theo hướng đã chọn. Nhưng một khi bạn đã làm được thì cuộc sống lúc đó bạn có đích hướng tới. Ngày nào cũng làm việc mình thích thì cũng mệt, cũng oải nhưng tâm trạng nó khác. Công việc luôn phát triển vì bạn yêu thích nó.

Hãy chọn một công việc bạn có thể theo suốt đời và luôn thấy vui vẻ khi làm việc đó.


3. Tiền là công cụ.
Sau này ai cũng giàu. 50 - 60 tuổi, ai cũng có thể có một căn nhà nho nhỏ ở đâu đó, có thể ở quê hoặc ở thành phố. Nhưng ham muốn của tuổi trẻ là phải giàu có thật nhanh, tôi phải có nhà luôn, tôi phải có xe luôn. Từ những ham muốn đó dẫn tới sự lạc lối trong suy nghĩ cũng như trong cuộc đời. Lừa đảo để giàu, đánh đề để giàu, đánh lô để giàu, cá độ, vay lãi để chi tiêu như một người giàu. 
Thực ra giàu nó sẽ từ trong suy nghĩ và hành động của bạn. Bạn cần biết rằng tiền nó là biến số. Còn thời gian và cảm xúc nó là hằng số. Có câu đơn giản là năng lượng nhiều thì ngân lượng nhiều. Ví dụ bạn làm nhặt vỏ lon nhôm trên đường đi. Một ngày bạn nhặt được 100 lon, ngày số 2 bạn nhặt được 150 lon. Vậy là đã giàu hơn ngày hôm trước rồi. Nhưng đến ngày thứ 3 bạn bảo:" Thôi!, hôm nay mệt rồi, nhặt thêm 50 lon nữa là đủ cho 3 ngày". Chính cảm xúc đã kìm hãm bạn lại sự cố gắng. 
Đó là câu chuyện ví dụ về công việc đơn giản. Thế còn khi bạn làm việc theo đam mê thì sao? Khi bạn đủ đam mê và biết con đường đi của mình, những công việc cụ thể cần làm. Lúc đó bạn sẽ tiến nhanh hơn bất kì ai hết. Việc bạn làm mãi không bảo giờ hết và niềm vui cũng không bao giờ dừng. Lúc đó chỉ có tăng chứ không có giảm. Nếu có giảm về doanh thu, doanh số thì bạn cũng tăng thêm được kinh nghiệm. Quan trọng là bạn tìm ra được đam mê, đi theo nó tới cùng. Rồi một ngày bạn nhìn lại, bạn thấy rằng mình không hối tiếc khi đã theo ước mơ của bạn. Dù nó có thành công hay thất bại nhưng khi bạn cố gắng hết sức mình. Hòa nhịp cùng đam mê và có bước đi đúng đắn. Bạn sẽ viên mãn với cuộc đời mình. Còn ngược lại khi bạn không bắt đầu thì cũng không có kết thúc, không có thành quả. Khi đó bạn chỉ lặng người nhìn ra cửa sổ và tiếc nuối về cuộc đời mình. Không sao cả, không bao giờ là quá muộn. Hãy cố lên, mình tin các bạn sẽ làm được.

Bạn chăm thì bạn nhiều tiền hơn người lười, bạn đam mê thì cả đời bạn không phải làm việc.
 

Theo Đức Beat

Bài viết mới nhất

(Phần đặc biệt )Tạo không gian trong sản xuất âm nhạc

(Phần đặc biệt )Tạo không gian trong sản xuất âm nhạc

05-05-2021

1. Volume (Âm lượng)
Bạn hãy tưởng tượng một cách đơn giản thôi. Nếu một người gọi bạn từ xa:"Anh Đức Beat ơiiii. Em yêu anhhhhhh"(hơi ảo tưởng tí). Thì âm lượng sẽ nhỏ. Bạn nghe thấy không rõ lắm và không tin vào tai mình:"Em nói cái gì theeeee". Cô gái càng tiến lại gần và nói:" Em nói là em yêu anh đấyyyyy". Thì bạn sẽ nghe thấy âm lượng lớn hơn.

Hiệu ứng (phần 2) Delay và một số hiệu ứng đặc biệt trong sản xuất âm nhạc

Hiệu ứng (phần 2) Delay và một số hiệu ứng đặc biệt trong sản xuất âm nhạc

04-05-2021

Có lẽ nhiều anh em đã nghe từ delay ở đâu đó. Ví dụ như trong một chuyến bay bị delay. Hay một cái deadline công việc nào đó. Tuy nhiên trong âm nhạc hay sản xuất âm nhạc thì bản chất của delay nó lại có những điều rất khác. Điều khác biệt đó là gì? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé?
Vậy Delay là gì?

HIệu ứng (Phần 1) Reverb là gì?

HIệu ứng (Phần 1) Reverb là gì?

03-05-2021

Trước khi sáng tạo bạn cần hiểu đơn giản về Reverb cái đã. Reverb không phải là vang. Nghe cứ như rượu vang ấy nhỉ. Hehe. Đã bao giờ bạn nghĩ về ý đồ của mình trong bản mix chưa? Nếu chưa hoặc có ý đồ mà làm chưa ra. Thì bạn cần nắm rõ về Reverb nhé. Vậy Reverb là gì?