Thay đổi hình thái âm nhạc trong thời đại số.
Sự thay đổi hình thái âm nhạc trong thời đại số.
Ở Việt Nam, những bạn được đào tạo bài bản lại ít được cập nhật với công nghệ nếu không chủ động tìm hiểu. Còn những bạn tự tìm hiểu về công nghệ, phần mềm lại thiếu kiến thức âm nhạc cơ bản. Để tìm được hướng đi trong âm nhạc, bạn hãy đọc hết bài viết này.
1. Âm nhạc được truyền miệng
Trong quá khứ xa xưa, từ thời con người còn hái lượm săn bắn. Họ đã có những cuộc thi văn nghệ cho mỗi đêm chiều về. Đốt lửa và cùng nhau ngân nga các giai điệu cơ bản. Giọng ai truyền cảm, vang xa hơn thì người đó dành chiến thắng. Các nhạc cụ cũng được làm hết sức thô sơ như sáo, đàn đá,... Thời kì đó, âm nhạc được truyền miệng để ghi lại những câu chuyện hay trong cuộc sống.
Bạn có thể đọc thêm tại đây: https://ducbeatmusic.com/kien-thuc-am-nhac/vi-sao-ban-nghe-nhac-lai-thay-hay-10.html
2. Âm nhạc được ký hiệu thành bản nhạc
Thời kỳ tiến bộ hơn, con người bắt đầu sáng tạo ra các ký hiệu để ghi chép được âm thanh. Đó chính là bản nhạc. Trong đó bao gồm các nốt nhạc, kỹ thuật, khóa nhạc, dòng kẻ, khe nhạc,....
Đó là một bước phát triển vô cùng to lớn giúp cho bất kì ai cũng có thể hiểu và chơi lại được một tác phẩm của người sáng tác. Bản nhạc trở thành một ngôn ngữ không thể thiếu cho bất kì ai muốn tham gia âm nhạc từ nghiệp dư cho tới chuyên nghiệp.
3. Âm nhạc trong thời đại số
Tới thời kỳ hiện tại, gần như mọi nhạc cụ ngoài đời thật đều có thể chạy giả lập trên các phần mềm. Khi phát minh ra điện và nghiên cứu được sóng âm, con người đã tạo ra các âm thanh điện từ đầu tiên bằng dòng điện. Trong một thời gian ngắn, âm nhạc điện tử đã có bước phát triển vượt bậc. Phần mềm có thể mang cả một dàn nhạc trên thế giới vào trong chiếc máy tính của bạn. Việc của bạn là cần biết chơi các nhạc cụ trong đó và cách sử dụng phần mềm.
Nhưng hiện tại ở Việt Nam, các trường giáo dục chuyên nghiệp cấp cao đẳng đại học vẫn chưa có chương trình đào tạo sát với sự phát triển âm nhạc của thế giới. Những người giỏi trong lĩnh vực này thường là những người đi học tại nước ngoài hoặc tự học trên các kênh trên Internet.
Vì là một lĩnh vực mới mẻ nên những bạn yêu nhạc thường loay hoay không biết hướng đi cho sự nghiệm âm nhạc của mình. Hay có những dòng suy nghĩ chưa đúng về sản xuất âm nhạc trong thời đại số. Ví dụ: Các bạn chỉ hiểu đơn giản là cứ học phần mềm là sẽ làm được nhạc. Nhưng các bạn lại không hiểu rằng phần mềm chỉ là công cụ mang âm nhạc tới gần bạn hơn. Còn tất cả các nhạc cụ trong phần mềm đều có nguyên lý vận hành riêng. Các bạn không đi từ cơ bản, từ nhạc lý, từ các nhạc cụ (Dù là nhạc cụ truyền thống hay nhạc cụ điện tử). Thì các bạn mất rất nhiều thời gian để có thể tạo ra một bản nhạc hoàn chỉnh hoặc lên một trình độ mới.
Công nghệ tuy đem lại nhiều giá trị tích cực, nhưng việc hiểu chưa rõ về công nghệ khiến cho chúng ta luôn đi sai hướng. Ở nước ngoài, phần mềm là do đất nước họ tạo ra và họ đào tạo học viên trên chính phần mềm đó. Họ hiểu rất rõ về nguyên lý vận hành của âm nhạc, từ sơ khai cho tới các công cụ tiên tiến. Ở Việt Nam, những bạn được đào tạo bài bản lại ít được cập nhật với công nghệ nếu không chủ động tìm hiểu. Còn những bạn tự tìm hiểu lại thiếu kiến thức âm nhạc cơ bản.
Từ đó mình mong rằng bất kỳ ai dù theo âm nhạc nghiệp dư hay chuyên nghiệp thì đều cần hiểu các nguyên lý vận hành cơ bản của âm nhạc. Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích được các bạn!