Tập 1: Một số giao diện cơ bản về phần mềm - FL STUDIO TRUYỀN KỲ (Phần 1)

 

1. Giao diện:

Trong phần giao diện được chia thành 6 phần chính:

1. Thanh công cụ (ToolBar) xử lý công việc giống như word excel vậy.

2. Trình duyệt  (Browser): Cho phép bạn truy cập các sample, VST

3. Kênh nhạc cụ (Chanel Rack): Nơi chứa các nhạc cụ của bạn

4. Bàn Mix (Mixer): Nơi bạn có thể mix âm thanh.

5. Piano roll: Nơi bạn viết các tín hiệu midi cho các pattern

6. Playlist: Nơi bạn chứa các pattern sản xuất âm nhạc

2. Bảng gợi ý (Hint Panel)
- Nút window giúp bạn ẩn phần mềm FL studio (giống như bao phần mềm khác)
- Nút 2 cái ô vuông giúp bạn phóng to, thu nhỏ phần mềm.
- Nút X giúp các bạn tắt phần mềm đi (nó sẽ hỏi bạn muốn lưu ko)
- Menu bar gồm: File, edit, add, pattern, view, options, tools: Nó bao gồm rất nhiều kiến thức nên là phần này chỉ sơ qua thôi nha các bạn.

- Main volume: Tăng giảm âm lượng cho cả Project cơ mà bạn đừng đụng tới làm gì. Bạn tăng giảm âm lượng trên máy tính của bạn là oki rồi.

- Main Pitch: tương tự như vậy nhưng sẽ thay đổi độ cao thấp của cả Project của bạn. Nói chung là không nên đụng tới. Cứ để nguyên nhé.

- Hint Panel: Nơi sẽ hiện các phím tắt cho bạn nhìn.

3.  Núm và thanh trượt (Knobs & sliders)
- Bạn sẽ thấy cái này ở phần Kênh nhạc cụ (Chanel Rack) là nhiều. Nút ngoài cùng để pan trái phải, nút bên trong để tăng giảm âm lượng.
- Nếu bạn chưa biết về pan & âm lượng là gì: Hãy đọc bài viết trong mục này nhé:
https://ducbeatmusic.com/kien-thuc-am-nhac/category/mixing-mastering.html
- Bạn click chuột trái, giữ nguyên chuột, sau đó di chuột lên xuống thì 2 cái nút đó sẽ thay đổi. 

  • Nếu bạn muốn trả về âm lượng như mặc định thì chuột phải vào nút, chọn reset nhé

  • Nếu bạn muốn thay đổi âm lượng lúc to lúc nhỏ hoặc làm bất cứ thứ gì biến đổi theo thời gian. Thì bạn chuột phải vào nút, chọn automation nhé.

4. Bảng play stop (Transport)

Bảng này giúp bạn chạy nhạc, dừng nhạc, thu âm. Số 130 là số chỉ nhịp của bài hát. Bạn nhấn chuột trái vào số 130, giữ nguyên, sau đó đưa chuột lên xuống là thay đổi được tốc độ.

Cái nút vàng vàng có 2 hình mũi tên nghĩa là bài hát của bạn sẽ được hát lặp đi lặp lại.

5. Đường dẫn 

- Track: Bạn có thể chọn cho nhạc cụ vào các đường mixer tùy ý, bằng cách nhấn vào chữ track bên dưới số 25. Hoặc click & giữ vào số 25 sau đó di chuyển con trỏ chuột để tìm mixer bạn muốn.
- Port: Cổng giời. Hehe. Nó là cổng kết nối giữa phần cứng và phần mềm hoặc giữa phần cứng giả lập với phần mềm. Ví dụ bạn có một chiếc midi controller thì bạn có thể chọn cổng port sao cho hợp lý hoặc khi bạn sử dụng midi out (Phần cứng giả lập)
Bạn có thể xem midi out tại đây nhé:


 

6. Các tùy chọn (windowns menus)
Nói chung là rất cay khi dịch thuật vì vậy các bạn nên hiểu về tiếng anh nhé. Vì thuật ngữ chuyên ngành nó khó dịch sang tiếng việt. Đại khái là khi các bạn bấm vào cái hình tam giác nhỏ này. Nó sẽ hiện ra rất nhiều tùy chọn cho các bạn lựa.

Lời kết: Nếu bạn gặp khó trong việc tự học thì có thể tham khảo các khóa học của mình tại: https://ducbeatmusic.com/khoa-hoc-online

Còn nếu các bạn chưa có điều kiện học thì có thể giao lưu, trao đổi kiến thức tại group nhé: https://www.facebook.com/groups/ducbeatmusic

Theo Đức Beat

Bài viết mới nhất

(Phần đặc biệt )Tạo không gian trong sản xuất âm nhạc

(Phần đặc biệt )Tạo không gian trong sản xuất âm nhạc

05-05-2021

1. Volume (Âm lượng)
Bạn hãy tưởng tượng một cách đơn giản thôi. Nếu một người gọi bạn từ xa:"Anh Đức Beat ơiiii. Em yêu anhhhhhh"(hơi ảo tưởng tí). Thì âm lượng sẽ nhỏ. Bạn nghe thấy không rõ lắm và không tin vào tai mình:"Em nói cái gì theeeee". Cô gái càng tiến lại gần và nói:" Em nói là em yêu anh đấyyyyy". Thì bạn sẽ nghe thấy âm lượng lớn hơn.

Hiệu ứng (phần 2) Delay và một số hiệu ứng đặc biệt trong sản xuất âm nhạc

Hiệu ứng (phần 2) Delay và một số hiệu ứng đặc biệt trong sản xuất âm nhạc

04-05-2021

Có lẽ nhiều anh em đã nghe từ delay ở đâu đó. Ví dụ như trong một chuyến bay bị delay. Hay một cái deadline công việc nào đó. Tuy nhiên trong âm nhạc hay sản xuất âm nhạc thì bản chất của delay nó lại có những điều rất khác. Điều khác biệt đó là gì? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé?
Vậy Delay là gì?

HIệu ứng (Phần 1) Reverb là gì?

HIệu ứng (Phần 1) Reverb là gì?

03-05-2021

Trước khi sáng tạo bạn cần hiểu đơn giản về Reverb cái đã. Reverb không phải là vang. Nghe cứ như rượu vang ấy nhỉ. Hehe. Đã bao giờ bạn nghĩ về ý đồ của mình trong bản mix chưa? Nếu chưa hoặc có ý đồ mà làm chưa ra. Thì bạn cần nắm rõ về Reverb nhé. Vậy Reverb là gì?