Sự khác biệt giữa thu âm và hát karaoke

Hiện nay, nhu cầu thu âm đã trở nên rất phổ biến với mọi người, nên việc thường xuyên lui tới các phòng thu không còn là điều hiếm xảy ra nữa. Nhưng bạn thật sự đã biết cách thu âm đúng cách chưa? Dù khả năng hát karaoke của bạn có tốt đến đâu, thiết bị phòng thu âm ngon lành, bạn cũng không thể có được hiệu quả âm thanh tốt nhất có thể nếu ít nhất chưa từng biết về những khác biệt dưới đây.

Cùng Đức Beat Music tìm hiểu thêm về thu âm chuyên nghiệp, cũng như so sánh nó với một hoạt động “tương tự” - hát Karaoke.

Duc beat music thu am vs karaoke

Thu âm không giống với đi hát karaoke

Thắc mắc lớn nhất đối với nhiều bạn chắc hẳn là: “Tại sao mình thu hát vào đĩa không hay bằng đi hát karaoke?”

– Đức Beat Music có thể cho bạn một số lý do phổ biến như sau:

Vấn đề tâm lý: Hát karaoke được coi là một hoạt động giải trí đơn thuần. Do đó khi hát karaoke, tinh thần bạn hoàn toàn thoải mái, vui là chính. Mọi thứ sẽ thay đổi khi bạn bước vào phòng thu. Bạn sẽ cảm thấy đôi chút áp lực từ đó tạo ra rào cản vô hình tới giọng hát của chính bạn. Bạn cảm thấy hát khó khăn hơn, khó lấy hơi, cổ họng không mở ra để hát cao hơn được chẳng hạn…. Khi bạn gặp những chỗ luyến láy khó, hoặc hát vấp, bạn có thể bỏ qua nếu bạn đang trong một buổi karaoke với những người bạn của mình. Chắc chắn khi hát karaoke chỉ một chút sơ suất trong một bài nhạc sẽ không phá hỏng buổi tiệc của mọi người, hơn nữa mọi người sẽ chỉ nhớ những đoạn nhạc bạn và bạn bè thực sự bùng nổ. Với thu âm, câu chuyện hoàn toàn khác hẳn. Bạn sẽ được nghe đi nghe lại nhiều lần và có thể phát hiện ra những lỗi mà mình mắc phải khi hát. Lúc này thì những chỗ hát chưa tốt sẽ bị phát hiện một cách vô cùng dễ dàng. Điều này khiến ta lại nhớ đến những chỗ hát dở nhiều hơn những chỗ hát hay. Có khi một bài thu âm, vì một chỗ hát chưa tốt mà ta cảm thấy chưa ưng với sản phẩm của mình. Còn với karaoke, không có ai nghe lại được lần thứ 2 để nhớ rằng bạn đã mắc lỗi ở đâu đâu…

Thu am vs karaoke duc beat music

Tai nghe nhạc: Trong phòng thu, để đảm bảo về cách âm và tránh tạp âm, bạn chỉ có thể nghe nhạc và giọng hát của mình qua một chiếc tai nghe. Điều này tạo ra áp lực cũng như làm bạn khó hát hơn là nghe nhạc và giọng hát qua loa âm thanh lớn. Những ca sĩ mới bắt đầu thu âm cũng gặp phải điều này. Tuy nhiên, đây lại là một vấn đề mà bạn hoàn toàn có thể giải quyết. Tích lũy kinh nghiệm nhiều hơn trong phòng thu, bạn sẽ dần lấy lại được sự tự tin và nhanh chóng hoà mình đắm chìm trong các tác phẩm âm nhạc tuyệt vời nhất của bản thân. 

Âm thanh của phòng thu khác âm thanh karaoke: Thiết bị của phòng thu là những thiết bị chuyên dụng và tương đối cao cấp. Mục đích của chúng là tạo ra độ chân thực cao nhất cho giọng hát và nhạc. Từ đó, những lỗi nhỏ nhất có thể được phát hiện dễ dàng. Còn với karaoke, âm thanh thường được mở lớn và được đặc trưng bởi tiếng hát nhiều echo (tiếng vang, tiếng nhại) để đánh lừa cảm giác của người hát và người nghe. Bạn nghĩ rằng ai hát karaoke hay thì có thể hát hay trong phòng thu. Không đâu nhé!

thu am duc beat music

Những lỗi hay mắc phải trong quá trình thu âm

  • Nhầm lời.

  • Hụt hơi.

  • Mất giọng.

  • Hát không đúng nhịp.

  • Hát sai cao độ (Chênh phô)

Cách khắc phục

Cách khắc phục duy nhất và hiệu quả nhất đó là bạn phải luyện tập và chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi thu âm. Thu âm 1 bài hát không quá khó, điều quan trọng nhất vẫn là yếu tố con người, cụ thể ở đây là người hát. Tất nhiên, kỹ thuật viên có thể can thiệp nhưng cũng chỉ có thể phần nào đó tác động và hoàn thiện bài hát tốt nhất có thể.

Ngoài ra, bạn hãy thật tập trung khi hát và tập lấy hơi thật sâu trước mỗi câu hát. Hơi thở là yếu tố cơ bản nhất quyết định mọi điều của kĩ thuật thanh nhạc. Việc luyện tập kỹ càng bài hát sẽ giúp bạn chủ động trong các câu hát. Thật tuyệt vời khi bạn luôn biết rõ mình cần xử lý ở những đoạn nào và xử lý câu hát ra sao.

Tuyệt đối không di chuyển, cầm, rung micro nhằm tránh các tạp âm có thể phát ra trong suốt quá trình thu. Điều này tạo nên những khó khăn nhất định trong việc can thiệp kỹ thuật và khả năng cao là bạn sẽ phải thu lại từ đầu.

Các bạn phải chuẩn bị kỹ lưỡng mọi thứ? Đừng quá lo lắng, giờ bạn chỉ cần giữ tâm lý thật thoải mái trước khi bước vào phòng thu âm nhé.

thu âm đức beat music

Chỉnh sửa sau khi thu âm

Sau khi bạn hoàn tất việc thu âm, kỹ thuật viên sẽ tiến hành công đoạn Mixing. 

Bạn chưa biết mixing là gì? Tham khảo ngay: https://bit.ly/3j4ji58

Công việc của kỹ thuật sẽ bao gồm: Chỉnh sửa lại những đoạn chưa đúng nhịp, chưa đúng cao độ. Thêm hiệu ứng để giọng hát hay hơn, phù hợp với bài hát sôi động hay trữ tình. Tuy nhiên, như đã đề cập phía trên, yếu tố con người mới là yếu tố quan trọng nhất, quyết định sự thành công của bài hát đó. Kỹ thuật viên có thể can thiệp một phần nào đó, còn bạn mới là yếu tố quan trọng nhất để cho ra đời một bài hát hay.

Có một vài kỹ thuật viên ở các phòng thu phát biểu rằng họ có khả năng chỉnh sửa bài hát rất cao thủ, có thể biến người hát dở thành hát hay. Xin thưa rằng đó là lời nói ngốc nghếch nhất của những người nghiệp dư! Những người làm nhạc chuyên nghiệp sẽ không bao giờ phát biểu như vậy, thay vào đó họ sẽ cố gắng hoà quyện yếu tố kỹ thuật và yếu tố giọng hát để có một sản phẩm hoàn hảo nhất. Nếu thực sự có thể phù phép cho những giọng hát dở thì chắc hẳn ai cũng làm ca sĩ và ra đĩa được. Chỉnh sửa càng nhiều thì sẽ khiến bản nhạc mất đi cái hồn vốn có của nó mà tiệm cận dần đến một tác phẩm được máy tính hát chứ không còn là người hát với tình cảm chân thật nữa.

Nguồn: Đức Beat Music Sưu tầm

Bài viết mới nhất

(Phần đặc biệt )Tạo không gian trong sản xuất âm nhạc

(Phần đặc biệt )Tạo không gian trong sản xuất âm nhạc

05-05-2021

1. Volume (Âm lượng)
Bạn hãy tưởng tượng một cách đơn giản thôi. Nếu một người gọi bạn từ xa:"Anh Đức Beat ơiiii. Em yêu anhhhhhh"(hơi ảo tưởng tí). Thì âm lượng sẽ nhỏ. Bạn nghe thấy không rõ lắm và không tin vào tai mình:"Em nói cái gì theeeee". Cô gái càng tiến lại gần và nói:" Em nói là em yêu anh đấyyyyy". Thì bạn sẽ nghe thấy âm lượng lớn hơn.

Hiệu ứng (phần 2) Delay và một số hiệu ứng đặc biệt trong sản xuất âm nhạc

Hiệu ứng (phần 2) Delay và một số hiệu ứng đặc biệt trong sản xuất âm nhạc

04-05-2021

Có lẽ nhiều anh em đã nghe từ delay ở đâu đó. Ví dụ như trong một chuyến bay bị delay. Hay một cái deadline công việc nào đó. Tuy nhiên trong âm nhạc hay sản xuất âm nhạc thì bản chất của delay nó lại có những điều rất khác. Điều khác biệt đó là gì? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé?
Vậy Delay là gì?

HIệu ứng (Phần 1) Reverb là gì?

HIệu ứng (Phần 1) Reverb là gì?

03-05-2021

Trước khi sáng tạo bạn cần hiểu đơn giản về Reverb cái đã. Reverb không phải là vang. Nghe cứ như rượu vang ấy nhỉ. Hehe. Đã bao giờ bạn nghĩ về ý đồ của mình trong bản mix chưa? Nếu chưa hoặc có ý đồ mà làm chưa ra. Thì bạn cần nắm rõ về Reverb nhé. Vậy Reverb là gì?