Không thể làm nhạc với đôi tai "Điếc"

Giật tít thế để câu like ấy mà các bạn. Chứ điếc nó ở trong ngoặc kép, không mang tính kì thị hay phân biệt gì cả. Hôm nay tôi sẽ chia sẻ cho các bạn một công thức làm nhạc cực kì hay, cực kì hiệu quả. Mà khi bạn hiểu ra vấn đề tôi chia sẻ thì bạn sẽ sản xuất được mọi loại âm nhạc, chơi được mọi nhạc cụ hay học bất cứ điều gì. Nhớ đọc hết để có câu trả lời nhé.
Khi mới ra đời, bạn chỉ biết khóc. Nó là một bản năng mà con người được lập trình sẵn, giúp bạn hô hấp với thế giới bên ngoài sau khi thoát khỏi căn phòng 9 tháng 10 ngày ấm áp. Thế rồi khi bạn 12 tháng tuổi. Ông bà, bố mẹ, hàng xóm cứ mớm mớm cho bạn nói: "Ông ơi, bà ơi, bố ơi, mẹ ơi, ông hàng xóm ơi,...". Và tất nhiên bạn chả hiểu những người xung quanh nói gì cả. Mãi về sau khi bạn đi học lớp 1 thì bạn mới dần nhận thức được thế giới. Mất 6 năm cuộc đời chỉ để học nghe những câu đơn giản. Đôi khi sau đó bạn còn chưa nói sõi hoặc không hiểu hết những gì người lớn nói.

duc beat music alex d va con gai

 

Bây giờ thì trẻ con được học tiếng anh rất sớm, đặc biệt như bạn Annie, con của thanh niên Alex D. Thanh niên quá bá tiếng anh và có sự kiên trì & tình yêu dành cho con, nên cháu Annie chưa biết mặt chữ đã biết nói tiếng anh rồi. Thời của tôi thì lớp 6 mới được học tiếng anh. Trong thời điểm đó, tôi cũng có nghe một vài băng cát xét của chị gái học tiếng anh mà tôi chả hiểu gì cả. Thời gian dần trôi, khi mà tôi tiếp cận được nhiều thứ về tiếng anh hơn, được học ở trên trường nhiều hơn. Tôi cũng nghe và hiểu được tiếng anh cơ bản. Không giỏi lắm, nhưng gặp thằng tây là không sợ. Ra hỏi nó: "Mày dùng phần mềm gì để làm nhạc". Nó bảo nó dùng fruityloops. Xong mình nghĩ mãi mới ngộ ra và trả lời nó: "Mày nói thế khó quá, ở nước tao gọi là Ép Lờ Sờ Tu đi ô". Cũng mất ngót nghét 10 năm mới biết được tí tiếng anh. Nói chung là khoai.
Tới thời điểm bắt đầu đam mê âm nhạc & nghệ thuật. Tự tập rất nhiều môn như beat box, nhảy hip hop (Breaking), guitar, piano,.... Ban đầu cũng chả hiểu đánh kiểu gì, tập kiểu gì. Đơn giản là vì thấy nó hay hay và mình muốn tập được nó. Thế rồi hồi đó có youtube, bắt đầu đi tìm các video hướng dẫn của nước ngoài để học theo, còn các video Việt Nam thi tua thật chậm xem họ đánh thế nào rồi đánh lại y hệt chứ chẳng biết đồ rê mi nó là cái nốt gì. Bắt chước tới nỗi mà đánh được nhiều tác phẩm nổi tiếng rồi mà vẫn chưa biết C, D, E, F, G, A, B là nốt gì. Thế xong rồi dần dần tìm hiểu, đi hỏi, đọc nhiều tài liệu thì mới biết. Quá mất thời gian và công sức vì không có ai dạy cả. Tính ra đến giờ cũng 12, 13 năm tập nhạc cụ rồi.
Cái gì tới cũng phải tới. Ngày bắt đầu theo con đường làm nhạc (phối khí) thì mọi thứ khó nhất bắt đầu xảy ra. Đầu tiên phối nhạc điện tử (EDM) cũng chả hiểu pad, lead, bass, pluck dùng thế nào, dùng khi nào, nhạc nào thì dùng loại nhạc cụ gì. Sau những pha cày ngày cày đêm để phối nhạc, cuối cùng nhạc nghe nó chuối, nghe nó khoai. Đến lúc tập phối những dòng như pop cũng chỉ hiểu guitar thì nó đánh kiểu gảy gảy, piano đánh kiểu bấm bấm, trống thì gõ gõ, guitar bass thì móc móc chứ chẳng hiểu rõ ngọn ngành về kĩ thuật của từng nhạc cụ làm thế nào, đánh kiểu gì cho hay, cho đúng, rồi dùng những nhạc cụ đó trong phần mềm thì làm thế nào? Mất thêm 5 năm nữa để tỏ tường những vấn đề cơ bản đó.

duc beat music phan tich nhac

 

Một ngày chợt ngẫm lại, Oh!!! Thế là mình thành người không bình thường rồi. Khi nghe 1 bản nhạc. Mình đã bóc tách được từng chi tiết rất nhỏ trong một bản nhạc. Đầu tiên là nghe được những giai điệu chính vang lên trong bài hát. Thế sau đó đọc ra được trong bản phối họ dùng những nhạc cụ gì. Bài này họ dùng guitar, bài này họ dùng piano, bài này họ dùng âm thanh điện tử. Dần dần nghe được nốt của riêng rẽ từng nhạc cụ đó trong một bản nhạc. Rồi nghe được từng kỹ thuật trong đó. Ví dụ dàn dây đang có nhạc cụ 2 violin, 1 viola, 1 cello. Họ đang đánh tiếng violin to lên, tiếng cello đang nhỏ đi. Hoặc ví dụ trong nhạc điện tử, họ đang tăng hiệu ứng không gian (reverb), họ đang làm tiếng điện tử đi từ tần số thấp đến tần số cao (filter). Cảnh giới cuối cùng là làm lại được y hệt hoặc giống trên 90% âm thanh bài hát gốc, từ nhạc cụ hàn lâm (guitar, piano,...) cho tới nhạc cụ điện tử (synthesizer).
 
Các bạn thấy đấy, các phần mềm hiện tại chỉ là công cụ. Ví dụ vẫn phần mềm đó nhưng các DJ, nhà sản xuất âm nhạc nổi tiếng thế giới họ làm ra những bản nhạc rất hay, còn chúng ta thì vẫn chưa làm ra được những bản nhạc cơ bản. Vậy sự khác biệt là gì? Ai cũng nghe được, ai cũng cảm nhận được. Nhưng! sự hiểu biết của bạn đang dừng lại ở đâu? Bạn là một em bé 2 tuổi thì bạn vẫn chưa thể hiểu được hết những lời người lớn nói. Bạn thích sản xuất âm nhạc nhưng những điều cơ bản về âm nhạc như nhạc lý, (nhịp phách, cấu tạo hợp âm, nốt nhạc) các bạn không biết. Hay đơn giản kỹ năng sử dụng máy tính các bạn cũng không có thì rất khó để bạn có thể làm gì đó. Nhiều người mình gặp họ đã học hàng chục năm trong nhạc viện, văn hóa nghệ thuật. Nhưng họ vẫn không thể có một tư duy phối nhạc. Đơn giản vì những thứ đó họ vẫn thiếu và chưa chịu đi tìm hiểu. Để trở thành chuyên nghiệp trong ngành phối nhạc hay chỉ là đam mê để làm ra một bản nhạc đơn giản thì bạn vẫn cần người dẫn lối. Người dẫn lối đó ít ra cũng cho bạn những kiến thức đúng và chuẩn. Để sau này bạn không cần phải nói: Đáng ra mình học trước thì đã đỡ phải vất vả. Cuối cùng, nếu bạn đọc bài viết này thì bạn biết người dẫn lối cho bạn là ai rồi đó. Về trình độ thì chỉ có người trong giới mới đánh giá được, còn về sự nổi tiếng thì có thể nhìn thấy ngay. Tôi không có nhu cầu trở thành một người nổi tiếng, tôi muốn trở thành giáo viên, giảng viên, người truyền cảm hứng tốt nhất cho các bạn. Vì vậy bạn đang thiếu gì thì hãy học ngay đi nhé!
 
Cre: Đức Beat Music

Bài viết mới nhất

(Phần đặc biệt )Tạo không gian trong sản xuất âm nhạc

(Phần đặc biệt )Tạo không gian trong sản xuất âm nhạc

05-05-2021

1. Volume (Âm lượng)
Bạn hãy tưởng tượng một cách đơn giản thôi. Nếu một người gọi bạn từ xa:"Anh Đức Beat ơiiii. Em yêu anhhhhhh"(hơi ảo tưởng tí). Thì âm lượng sẽ nhỏ. Bạn nghe thấy không rõ lắm và không tin vào tai mình:"Em nói cái gì theeeee". Cô gái càng tiến lại gần và nói:" Em nói là em yêu anh đấyyyyy". Thì bạn sẽ nghe thấy âm lượng lớn hơn.

Hiệu ứng (phần 2) Delay và một số hiệu ứng đặc biệt trong sản xuất âm nhạc

Hiệu ứng (phần 2) Delay và một số hiệu ứng đặc biệt trong sản xuất âm nhạc

04-05-2021

Có lẽ nhiều anh em đã nghe từ delay ở đâu đó. Ví dụ như trong một chuyến bay bị delay. Hay một cái deadline công việc nào đó. Tuy nhiên trong âm nhạc hay sản xuất âm nhạc thì bản chất của delay nó lại có những điều rất khác. Điều khác biệt đó là gì? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé?
Vậy Delay là gì?

HIệu ứng (Phần 1) Reverb là gì?

HIệu ứng (Phần 1) Reverb là gì?

03-05-2021

Trước khi sáng tạo bạn cần hiểu đơn giản về Reverb cái đã. Reverb không phải là vang. Nghe cứ như rượu vang ấy nhỉ. Hehe. Đã bao giờ bạn nghĩ về ý đồ của mình trong bản mix chưa? Nếu chưa hoặc có ý đồ mà làm chưa ra. Thì bạn cần nắm rõ về Reverb nhé. Vậy Reverb là gì?