Tưởng chừng như đơn thuần chỉ là một trong số hàng trăm loại nhạc cụ khác nhau. Nhưng piano sau bao nhiêu thế kỷ vẫn là một đối trọng cực lớn trong nền âm nhạc trong mọi giai đoạn lịch sử. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Đức Beat Music tìm hiểu một số kiến thức cơ bản về loại nhạc cụ huyền thoại này nhé.
Định nghĩa: Đàn piano là gì?
Đàn piano hay còn được gọi theo tiếng việt là dương cầm. Đây là một nhạc cụ rất phổ biến, được ưa chuộng trên thế giới và một điều đặc biệt mà có thể các bạn bỏ qua. Piano là một nhạc cụ thuộc bộ dây.
Trong sáng tác âm nhạc nói chung, các buổi biểu diễn âm nhạc nói chung, đàn piano là một nhạc cụ gần như không thể thiếu trong nhiều thể loại, đặc biệt trong các tác phẩm nhạc cổ điển.
Nguyên lý: Cơ chế tạo âm thanh
Đàn piano cổ điển tạo ra âm thanh bằng cách lấy các búa bọc nỉ gõ vào các sợi dây thép, dây đàn sẽ ngân vang ở tần số cộng hưởng. Âm thanh này sẽ được truyền đến bảng cộng hưởng – một bộ phận khuếch đại âm thanh để khuếch đại chúng tạo ra âm thanh mà chúng ta nghe thấy.
Phân loại đàn piano
Gồm hai loại đàn piano:
Đàn piano loại nhỏ (Upright Piano): đàn loại này có hình dáng giống như chiếc tủ đứng. Tên gọi của loại piano này được đặt theo cách sắp xếp hệ thống dây thẳng đứng theo hình dạng của hộp cộng hưởng. Lợi ích của việc sử dụng loại đàn này khá rõ ràng: sự gọn gàng. Đây cũng là một trong những lý do khiến piano trở nên dễ tiếp cận hơn đối với những người không có không gian chơi nhạc quá lớn.
Đàn piano lớn (Grand Piano): Ngược lại với cách sắp xếp dây của đàn upright. Hệ thống dây của grand piano được bố trí nằm ngang, khung đàn là hộp cộng hưởng. Điều này giúp âm thanh vang xa hơn. Tên gọi khác của loại đàn này là đàn đại dương cầm.
Một đàn piano thường có hai bàn đạp: Pedal phía bên trái có tên là Soft Pedal. Pedal này giảm một nửa khoảng cách từ đầu búa với dây đàn hoặc dịch đầu búa sang bên cạnh làm cho đầu búa chỉ gõ nhẹ vào 1 dây đàn thay vì cả 3 dây như bình thường nên âm thanh nghe nhỏ nhẹ hơn (pedal này sẽ giúp âm thanh giảm còn khoảng 80% so với bình thường) thường được kết hợp các kỹ thuật khó khi biểu diễn một bài nhạc cổ điển. Pedal phía bên phải có tên là Damper Pedal dùng để buông, giúp dây piano ngân lâu và âm thanh vang to hơn. Ngoài ra, hiện nay các cây đàn thường có thêm bàn đạp thứ ba ở giữa (Sostenuto pedal), nó được dùng khi bạn tập đàn hay khi không muốn làm phiền đến người khác. Khi giữ pedal này thì tiếng đàn không còn ngân vang, nó giảm tiếng ồn một cách tối đa. Giữ pedal, và phím chặn âm sẽ được nâng lên làm cho búa gõ chỉ gõ được vào tấm chặn âm, làm cho âm thanh bị hãm lại.
Đàn piano được sử dụng trong các dòng nhạc nào?
Có rất nhiều dòng nhạc sử dụng đàn piano, trong đó được dùng phổ biến trong nhạc jazz. Đàn piano có thể dùng để chơi như một nhạc cụ độc lập hoặc có thể đệm cho người hát hoặc cho các nhạc cụ khác.
Đối với dương cầm, có nhiều thể loại nhạc cổ điển được soạn riêng cho loại đàn này như: polonaise, mazurka, sonata, rondo…
Đàn piano Steinway & Sons
Cao độ - âm vực của đàn piano
Đàn piano có đặc điểm là âm vực rất rộng. Trên mặt đàn piano có hai loại phím là phím trắng và phím đen. Các phím trắng và đen đan xen nhau. Phím trắng được xếp đặt theo gam Đô (C) nguyên cung, các phím đen chia quãng một cung thành bán cung. Tất cả các phím đen được sắp đặt theo gam ngũ cung.
Khi chơi đàn piano, âm vực trầm thì âm thanh hơi tối, càng sáng khi càng lên cao. Có thể dùng piano để chơi các tác phẩm đầy đặn, có lực. Tuy nhiên ở sắc thái khẽ, đàn piano vẫn có thể truyền cảm, âm thanh đẹp dịu dàng. Thường ít khi dùng đến các nốt cực trầm hoặc cực cao khi chơi đàn piano.
Hiện nay, đàn piano đóng một vai trò rất quan trọng, là một loại nhạc khí phổ biến, và đàn piano được coi là một loại nhạc khí cơ bản ở châu u nói riêng và trên thế giới nói chung. Các sản phẩm âm nhạc viết cho đàn piano rất lớn do khả năng chơi đa dạng của piano.
Để tìm hiểu đàn piano, cần tìm hiểu các vấn đề khác sâu hơn, mang tính chuyên môn hơn như đặc điểm cấu tạo của đàn; các ứng dụng của đàn vào các thể loại nhạc khác nhau, tiền thân của đàn như thế nào. Bài viết này chỉ cung cấp các thông tin cơ bản nhất cho người mới tìm hiểu về đàn piano.
Nguồn: Đức Beat Music sưu tầm