Các bước cơ bản để luyện tập piano tại nhà

Trước hết phải khẳng định một điều. Không có bất cứ một nhạc cụ nào là đơn giản. Việc làm quen và thành thục một nhạc cụ là một chặng đường khá gian nan. Đặc biệt khi bạn phải tự mình tiếp thu toàn bộ những kiến thức đó. Không nằm ngoài quy luật đó, việc học đàn piano không phải là việc một sớm một chiều, chỉ cần tập theo giáo trình hay những video hướng dẫn là có thể chơi ngay được mà cần có một số những phương pháp luyện tập hợp lý. Chính vì vậy, quay bài viết lần này, Đức Beat music hi vọng có thể mang đến cho các bạn cách tự học đàn piano cho người mới bắt đầu tại nhà, giúp bạn có thể tập luyện một cách hiệu quả và tự tin chơi đàn piano. 

duc beat music piano

1. Học piano cơ bản: Chọn mua đàn piano phù hợp

Trước khi bắt đầu học chơi bất kỳ loại nhạc cụ nào thì việc đầu tiên mà bạn cần làm chính là chọn mua loại nhạc cụ đó. Bạn có thể lựa chọn đàn piano điện hay đàn piano cơ tùy theo sở thích và điều kiện kinh tế của bản thân. Tuy nhiên, như Đức Beat Music đã chia sẻ trong một số bài viết về Piano. Với sự phát triển của công nghệ, bạn hoàn toàn có thể đầu tư cho mình một cây Piano điện với chi phí thấp hơn rất nhiều. Ngoài vấn đề về chi phí, đàn piano điện với kiểu dáng nhỏ gọn giúp bạn linh hoạt hơn trong việc bày trí và quan trọng nhất là bạn sẽ không cần phải lên dây đàn như đàn piano cơ. Với đàn piano điện, việc học piano cơ bản tại nhà trở nên đơn giản và dễ dàng hơn nhờ vào những phần mềm tự học được tích hợp sẵn giúp hỗ trợ người học.

piano duc beat music

2. Trang bị kiến thức nhạc lý piano cơ bản

Sau khi đã lựa chọn được đàn phù hợp thì bạn cần phải nắm vững một số kiến thức học nhạc lý piano cơ bản để có nền tảng đầu tiên cho việc tập luyện piano. Những kiến thức về piano cơ bản bao gồm:

  • Bàn phím: đàn piano thường có 88 phím trắng và đen, trong đó những phím trắng được gọi là phím tự nhiên, những phím đen gọi là phím hoá có chức năng thực hiện những nốt hoá như thăng (#) và giáng (b). Các phím đen được chia ra làm nhóm 2 phím đen và nhóm 3 phím đen.

  • Hợp âm: Hợp âm thường từ 3 nốt trở lên, nếu dùng 3 nốt gọi là triads, dùng 4 nốt là tetrads, 5 là pentads và 6 là hexads.

  • Những hợp âm cơ bản trên piano: 14 hợp âm cơ bản trên đàn piano đó là 7 hợp âm trưởng và 7 hợp âm thứ. Hợp âm trưởng được kí hiệu lần lượt  là C D E F G A B (tương ứng với Đô, Rê, Mi, Fa, Sol, La, Si và Đô - trưởng) và hợp âm thứ là Cm Dm Em Fm Gm Am Bm.

duc beat music piano hop am

3. Học các hợp âm cơ bản

Đây là điều quan trọng mà người học piano cơ bản cần phải nắm kĩ và ghi nhớ. Hợp âm được tạo thành bởi ba hoặc nhiều nốt nhạc cùng vang lên 1 lúc, thông thường một hợp âm được xây dựng từ hai hay nhiều quãng 3. Nốt nhạc mà theo đó hợp âm được dùng làm nền thì gọi là nốt chủ âm, các nốt khác được gọi theo tên của quãng mà chúng tạo thành với nốt chủ âm. Để học hợp âm piano thì bạn bắt buộc phải nắm được vững về các hợp âm cơ bản nhất bao gồm:

Hợp âm trưởng (kí hiệu bằng 1 chữ cái in hoa):

  • C (đô trưởng): Đô – Mi – Sol

  • D (rê trưởng): Rê – Fa# – La

  • E (mi trưởng): Mi – Sol# – Si

  • F (fa trưởng): Fa – La – Đô

  • G (sol trưởng): Sol – Si – Rê

  • A (la trưởng): La – Đô# – Mi

  • B (si trưởng): Si – Rê# – Fa#

Hợp âm thứ (kí hiệu bằng 1 chữ cái in hoa kèm theo chữ “m” phía sau):

  • Cm (đô thứ): Đô – Mi (b) – Sol

  • Dm (rê thứ): Rê – Fa – La

  • Em (mi thứ): Mi – Sol – Si

  • Fm (fa thứ): Fa – La (b) – Đô

  • Gm (sol thứ): Sol – Si (b) – Rê

  • Am (la thứ): La – Đô – Mi

  • Bm (si thứ): Si – Rê – Fa#

Việc tự học piano cơ bản và nghiên cứu giáo trình tại nhà là rất tốt nhưng điều này sẽ mất khá nhiều thời gian của bạn. Chưa kể đây còn là quá trình dài thử thách sự kiên nhẫn, chăm chỉ của người học. Nếu muốn rút ngắn thời gian nhưng vẫn đảm bảo được hiệu quả học tập, bạn có thể đăng ký học khóa học Piano cơ bản tại website của Đức Beat Music hỗ trợ bạn trong việc tự luyện tập tại nhà. Điều này giúp bạn vừa có thể tiết kiệm thời gian, vừa học tập hiệu quả cao, vừa có thể nâng cao trình độ nhanh chóng qua các bài giảng nâng cao của giảng viên Đức Beat.

Đường link khóa học các bạn có thể tham khảo nhé: https://bit.ly/3aq1jSO

Chúc các bạn thành công!

 

Bài viết mới nhất

(Phần đặc biệt )Tạo không gian trong sản xuất âm nhạc

(Phần đặc biệt )Tạo không gian trong sản xuất âm nhạc

05-05-2021

1. Volume (Âm lượng)
Bạn hãy tưởng tượng một cách đơn giản thôi. Nếu một người gọi bạn từ xa:"Anh Đức Beat ơiiii. Em yêu anhhhhhh"(hơi ảo tưởng tí). Thì âm lượng sẽ nhỏ. Bạn nghe thấy không rõ lắm và không tin vào tai mình:"Em nói cái gì theeeee". Cô gái càng tiến lại gần và nói:" Em nói là em yêu anh đấyyyyy". Thì bạn sẽ nghe thấy âm lượng lớn hơn.

Hiệu ứng (phần 2) Delay và một số hiệu ứng đặc biệt trong sản xuất âm nhạc

Hiệu ứng (phần 2) Delay và một số hiệu ứng đặc biệt trong sản xuất âm nhạc

04-05-2021

Có lẽ nhiều anh em đã nghe từ delay ở đâu đó. Ví dụ như trong một chuyến bay bị delay. Hay một cái deadline công việc nào đó. Tuy nhiên trong âm nhạc hay sản xuất âm nhạc thì bản chất của delay nó lại có những điều rất khác. Điều khác biệt đó là gì? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé?
Vậy Delay là gì?

HIệu ứng (Phần 1) Reverb là gì?

HIệu ứng (Phần 1) Reverb là gì?

03-05-2021

Trước khi sáng tạo bạn cần hiểu đơn giản về Reverb cái đã. Reverb không phải là vang. Nghe cứ như rượu vang ấy nhỉ. Hehe. Đã bao giờ bạn nghĩ về ý đồ của mình trong bản mix chưa? Nếu chưa hoặc có ý đồ mà làm chưa ra. Thì bạn cần nắm rõ về Reverb nhé. Vậy Reverb là gì?